Hiện tượng:
Màng phủ bám dính không tốt, có lực ngoài hay không có lực ngoài tác động xảy ra hiện tượng màng phủ tróc ra.
Nguyên nhân :
- Bề mặt vật phủ không sạch, có bám dầu, nước, chất dơ, nước tẩy rửa, sáp ...
- Chất lượng của sơn kém, dễ co rút, chất sơn khuấy trộn không đều, sử dụng chất pha loãng có chất lượng kém.
- Độ bám dính kém, độ bóng láng của vật bị phủ cao, lớp dưới hoặc lớp màng phủ đã khô chà nhám không đầy đủ lại tiến hành phun phủ (nhất là chất sơn hai thành phần sau khi khô rắn chưa chà nhám). - Chất sơn bị thấm nước, dầu.
- Tính chất của chất sơn lớp dưới và trên không hợp.
- Lớp dưới chưa khô hẵn lại tiến hành phun lớp tiếp theo. - Chưa tuân thủ theo chỉ định phun phủ lớp dưới. - Sử dụng chất sơn đã quá thời hạn, hoặc cho thêm vào không đúng.
Cách khắc phục :
- Vật bị phủ phải sạch sẽ.
- Cẩn thận lựa chọn chất sơn (nhất là phủ sơn có màng phủ dày) trước khi phủ cần khuấy trộn đều. - Trước khi phủ cần chà nhám (nhất là dùng chất sơn có chất làm rắn) để tăng thêm độ sạch, tạo thêm độ bám dính. - Phòng tránh nước, dầu thấm vào chất sơn.
- Chất sơn có tính chất khác nhau nên không dùng chung.
- Màng phủ khô rắn đầy đủ mới tiến hành phủ giữa. - Thi công theo công nghệ đã chỉ định. - Chất làm rắn của chất sơn hai thành phần không được quá liều, kiểm tra chất sơn quá hạn có bị biến chất không. - Chất sơn đã quá thời sử dụng không nên dùng (thời gian sau khi trộn của chất sơn kép đôi).------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỀ MẶT VỎ CAM
Hiện tượng :Bề mặt màng không phẳng, sần sùi như vỏ cam hiện lên tình trạng lồi lõm
Nguyên nhân : - Dung môi bay hơi quá nhanh làm màng sơn không đủ thời gian để căng mặt.- Phun hơi quá mạnh.
- Vấn đề kỹ thuật phun phủ và điều chỉnh sung phun lượng khí nhiều, khoảng cách quá xa.- Nhà xưởng có nhiệt độ quá cao, khô rắn quá nhanh, chất sơn không lưu chảy bằng phẳng được.
- Dùng sung phun thổi khô bề mặt phủ, hạt nhỏ của chất sơn không chảy tỏa đầy đủ.
- Dộ keo dính của chất sơn quá cao (pha quá đặc), hay một lần phun quá dày.
- Chất sơn không khuấy trộn đều và kỹ ảnh hưởng đến tính chảy bằng của nó.
- Bề mặt không sạch sẽ có bám chất dầu, sáp hoặc chất khác.- Môi trường làm việc có gió quá lớn.
- Tính chất sơn không đúng
Cách khắc phục :- Súng phun phải luôn giữ trong trạng thái tốt, thuần thục sử dụng và biết cách điều chỉnh sung phun cho phù hợp.
- Cải thiện nhiệt độ trong môi trường phủ sơn.- Sử dụng đúng chất pha loảng để sơn.- Trước khi phủ sơn chất sơn cần khuấy trộn đều.
- Phòng tránh có gió lớn lúc phủ sơn.- Chọn chất sơn có tính chảy bằng tương đối tốt.
- Xử lý màng phủ, cải tiến kỹ thuật thao tác, chà nhám bằng phẳng rồi phủ sơn lại một lần nữa.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LOAN MÀU CỤC BỘ
Hiện tượng :
Thường xảy ra với các loại màu metalic. Trong quá trình phun sơn hay ngay sau khi phun lớp sơn màu Metalic, xuất hiện các điểm sáng màu và tối màu hơn và các đường kẻ
Nguyên nhân :
- Do chất pha loãng khô quá chậm
- Do đường kính lỗ súng phun quá lớn
- Do một lần phun qúa dày
- Do thời gian chờ giữa các lớp sơn quá ngắn
Cách khắc phục :
- Sử dụng chất pha loãng có tốc độ bay hơi vừa phải - Sử dụng súng phun có đường kính lỗ súng không phù hợp
- Phun một lần khơng quá dày
- Để thời gian chờ giữa các lượt sơn theo đúng hướng dẫn, nếu cần thiết có thể kéo dài hơn---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hiện tượng :
Màng phủ mù mờ không sáng bóng.
Nguyên nhân :
- Vật bị phủ sần sùi nhiều lỗ hoặc màng phủ chìm lún, hoặc có bám dầu, nước. - Màng phủ lớp trên không đủ hoặc chỉ phun hơi vào mặt phủ, áp lực phun quá lớn, độ keo dính lại quá thấp. - Phòng phun độ khô thoáng khí kém, chất khí của dung môi bốc hơi đã ô nhiễm không khí, bạch hóa màng phủ. - Chất pha loãng chất lượng kém, chất dung môi điểm sôi thấp, khô quá nhanh. - Chưa khô hẳn mà tiến hành đánh bóng, hoặc sáp đánh bóng quá thô. - Tác nghiệp trong trường hợp độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. - Ở vị trí chỗ phun dư hoặc ở vị trí chỗ bạch hóa màng phủ bị mờ. - Sử dụng chất sơn kém chất lượng. - Chà nhám sần sùi, hoặc bụi bám chưa làm sạch.
Cách khắc phục :
- Chà nhám vật bị phủ phẳng mịn, và quét dọn tạp chất trên bề mặt. - Khống chế độ keo dính của chất sơn, dùng phương pháp đúng phun phủ độ dầy màng phủ thích hợp. - Trong quá trình làm khô trong phòng làm khô phải thoáng khí tốt. - Chọn loại chất pha loãng có độ khô vừa. - Màng phủ phải hoàn toàn khô mới tiến hành đánh bóng và chọn lựa độ mịn của sáp. - Phải tác nghiệp trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm tốt. - Tập huấn cách phủ sơn, và thông hiểu cách phun phủ của từng loại vật bị phủ. - Chú ý chọn loại sơn có chất lượng tốt. - Dùng giấy nhám mịn để chà nhám khi phủ sơn màng phủ, bề mặt phải tuyệt đối làm sạch.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng :
Màng phủ màu trắng hoặc màu nhạt, qua một thời gian hoặc sau khi chịu nhiệt màng phủ mới ngả vàng.
Nguyên nhân :
- Chưa sử dụng chất sơn không ngả vàng. - Yếu tố môi trường: không khí, nước ... - Màng phủ phơi nắng, lão hóa phân giải. - Gia nhiệt khô nhiệt độ quá cao.
Cách khắc phục :
- Chọn kỹ chất sơn ,sử dụng chất sơn không ngả vàng. - Cần phải thường xuyên bảo dưỡng đồ gỗ, thường xuyên đánh bóng sáp bảo hộ
- Không cho ánh sáng chiếu thẳng, ngả vàng là hiện tượng tự nhiên, chọn dùng chất sơn không ngả vàng được giảm bớt hiện tượng trên. - Gia nhiệt không được quá cao.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng:
Có thể trong thấy màu nền qua lớp che phủ
Nguyên nhân:
- Không khuấy đều sơn trước khi sử dụng
- Lượt sơn không đủ độ dầy, phun sơn không đều
- Một phần cùa lớp sơn mất đi trong quá trình đánh bóng
Cách khắc phục :
- Khuấy đều sơn trước khi sử dụng
- Phun đủ số lượt sơn theo hướng dẫn hoặc phun cho đến khi đạt độ phủ nhưng không được quá dầy
- Sử dụng kỹ thuật phun sơn thích hợp
- Dành thời gian để lớp sơn ngoài khô trước khi đánh bóng, không giữ máy đánh bóng một điểm quá lâu .
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng :
Hiện tượng nổi hạt (hay còn gọi là hiện tượng dư cứng) khi thi công sơn PU là hiện tượng xuất hiện những bọt nhỏ trên diện đều nổi lên trên bề mặt sơn, làm cho màn sơn sần sùi (trong trường hợp bọt to) hoặc làm cho giảm tính mỹ quan của sản phẩm.
Nguyên nhân:
- Do mật độ tiểu phân isocyanate quá dày gây ra phản ứng sinh khí CO2 không kịp thoát khỏi bề mặt tạo nên hiện tượng nổi hạt
Cách khắc phục:
Giảm mật độ tiểu phân isocyanate xuống bằng cách:
· Giảm tỉ lệ chất đóng rắn xuống
· Hoặc tăng tỉ lệ dung môi lên
· Hoặc dãn cách thời gian giữa các lần phun (biện pháp này thường mang lại hiệu quả cao nhất.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng:
Trên bề mặt xuất hiện các nốt nhỏ. Các nốt này nổi như cháy rạ hoặc tập trung lại từng nhóm, lỗi rộp xuất hiện phía bên dưới lớp sơn phủ ( Topcoat ), ở giữa một trong những lớp sơn lót ở dưới . Lỗi này thường xuất hiên sau một thời gian di sử dụng.
Nguyên nhân:
- Do hơi ẩm hoặc nhiễm bẩn phía dưới sơn gây ra,đẩy lớp sơn phía trên phồng lên
- Do có sẵn những nốt phồng từ lớp lót
- Do chất bẩn có trên bề mặt sơn trước khi phun
- Do không khí ẩm ngưng tự trên bề mặt sản phẩm
Cách khắc phục:
- Trước khi phun phủ nên dùng vải sạch lau kỹ hơi ẩm và vết bẩn bám trên sản phẩm
- Kiểm tra bề mặt thật kỹ trước và trong quá trình phun sơn lót
- Luôn luôn tẩy dầu mỡ và chất bẩn trên sản phẩm sơn và máy nén khí
- Khi thời tiết ẩm và lạnh cần điều chỉnh nhiệt độ phịng phun trước khi phun
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng :
Màng phủ thu được có những vết xước dọc ngang làm mất mỹ quan của sản phẩm.
Nguyên nhân :
- Chà nhám phần gỗ ngược vân gỗ, để lại vết xước. - Sử dụng giấy nhám quá thô hoặc phương pháp chà nhám không đúng. - Màng phủ chưa khô mà tiến hành chà nhám (nhất là chất sơn hai thành phần càng hiện rõ). - Sử dụng dung môi khô quá chậm, làm cho màng phủ không khô rắn trong thời gian nhất định. - Màng phủ của sơn mặt quá mỏng và độ keo dính quá thấp. - Giấy chà nhám đang sử dụng có bụi sơn dính vào nhám, không có tác dụng chà nhám mà lưu lại vết di chuyển.
Cách khắc phục:
- Lựa chọn giấy nhám có độ nhám thích hợp, thông thường lần 2 mịn hơn lần 1 và sẽ xóa đi vết nhám của lần một. - Khi chà nhám phải theo vân lý của gỗ, chà theo hướng thuận vân gỗ. - Chà nhám màng phủ phải cho màng phủ khô triệt để mới chà, chà xong phải phủi đi bụi sơn trên vật thể. - Khi chà nhám máy hoặc chà nhám tay cấn quan tâm đến độ nhám của giấy nhám. - Giấy nhám khi sử dụng một thời gian phải kiểm tra có bụi sơn (bụi gỗ) dính vào hay không, nếu có phải thay nhám. - Phương hướng chà nhám phải có động tác chính xác. - Độ keo dính của chất sơn cần pha chế thích hợp, độ dày màng phủ phải đủ để che đậy vết xước nhám. - Tùy tình huống có thể phủ trước một lớp sơn lót rồi trong thời gian ngắn phủ lớp sơn mặt, tăng thêm độ dày. - Sử dụng chất pha loãng làm màng phủ khô rắn theo thời gian đã sắp đặt.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
MÀNG PHỦ SẦN SÙI
Hiện tượng :
Hiện tượng :
Mặt phủ dạng hạt cát, độ bong láng không tốt, khi sờ tay vào sẽ thấy giống như phấn trắng.
Nguyên nhân :
Nguyên nhân :
- Khi phun phủ có độ keo dính quá lớn. - Sử dụng chất pha loãng, dung môi có điểm sôi quá cao. - Cự ly phun phủ không đúng hoặc quá xa, sự cố về súng phun. - Nhiệt độ trong phòng quá cao. - Chất sơn dư thừa hoặc chất sơn nửa khô bám vào (hiện tượng này thường xảy ra ở bên hông, sau lưng, góc của vật phủ).
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh độ keo dính của chất sơn thích hợp. - Sử dụng loại chất pha loãng hoặc chất dung môi đúng chỉ định. - Thành thạo về thao tác sử dụng súng phun và kỹ thuật phun sơn, bảo dưỡng máy móc định kỳ. - Điều chỉnh nhiệt độ phòng. - Phòng tránh phun dư thừa, cần huấn luyện thao tác về chất liệu kỹ thuật, tư thế....
- Điều chỉnh độ keo dính của chất sơn thích hợp. - Sử dụng loại chất pha loãng hoặc chất dung môi đúng chỉ định. - Thành thạo về thao tác sử dụng súng phun và kỹ thuật phun sơn, bảo dưỡng máy móc định kỳ. - Điều chỉnh nhiệt độ phòng. - Phòng tránh phun dư thừa, cần huấn luyện thao tác về chất liệu kỹ thuật, tư thế....
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng :
Bề mặt màng phủ bám bụi, vật lạ.
Nguyên nhân :
- Vật khô rắn của nhựa cây, phụ gia, bột màu trong sơn. - Tạp chất của sơn bám trên màng phủ. - Chất làm rắn quá liều hoặc pha trộn không đều. - Sơn tồn trữ quá lâu, đóng cục hoặc phân tán không đều, hết hạn dùng. - Chưa khô tiếp xúc, cát bám bụi màng phủ. - Trong lúc phun phủ, vật lạ bay vào bám trên màng phủ. - Kệ để không sạch, lúc màng phủ chưa khô chuyển động làm bụi bám lên mặt sơn còn ướt. - Sử dụng dung môi có độ dung giải kém, không dung giải được sơn, hoặc sử dụng sai dung môi .
Cách khắc phục:
- Sơn quá hạn sử dụng bị đóng cục, ảnh hưởng đặc tính của sơn, không nên dùng. - Vật chứa sơn phải hoàn toàn sạch, lúc sơn mặt được lọc qua. - Tỉ lệ pha sơn dạng kép đôi phải chính xác và khuấy đều. - Khi sử dụng sơn nên kiểm tra có tạp chất hoặc đóng cục không. - Nơi tác nghiệp nên thường xuyên dọn dẹp và tránh xa nguồn ô nhiễm. - Kệ, giá phun, băng chuyền, thiết bị thoát hơi nên giữ gìn sạch sẽ. - Thiết bị hút gió cần hút bụi tốt, giảm bớt sự dừng lại của hạt sương mù. - Trước khi phun phủ phải lau chùi sạch sẽ vật bị phủ. - Ở cùng một nơi tránh làm những việc khác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng :
Bề mặt màng phủ xuất hiện bọt khí. Những bọt khí này có khi tồn tại một thời gian dài sau khi phun và sẽ gây ra những lỗ to để lại trên bề mặt.
Nguyên nhân :
- Mặt gỗ mạch dẫn sâu, khó lấp đầy,cùng việc phun dày sẽ xảy ra bọt khí.
- Sử dụng chất sơn có độ keo dính cao.
- Áp lực không khí dùng cho phun phủ cao, chất sơn trộn lẫn không khí quá nhiều
- Gia nhiệt khô quá kịch liệt hoặc gia nhiệt khô cấp tốc làm bề mặt keo dính cao lượng dung môi thoát ra dạng khí làm phình lớp bề mặt giống như hiện tượng thổi bong bóng.
- Có vết nước hoặc vết dầu trên bề mặt.
- Độ ẩm của gổ không đạt.
- Nguyên nhân đa số giống nguyên nhân lỗ kim.
Cách khắc phục:
- Những mạch dẫn gỗ quá sâu phải lấp đầy.
- Điều chỉnh lại độ keo dính của chất sơn cho phù hợp.
- Điều chỉnh lượng áp lực không khí, giảm bớt lượng không khí trộn vào chất sơn.
- Khi gia nhiệt khô cần khống chế thời gian tĩnh, sau khi tỏa hơi đầy đủ mới tiến hành công việc tiếp theo.
- Chú ý độ sạch của mặt phủ, tránh những vật lạ, ô nhiễm.
- Quy định thời gian xả nước của máy nén khí, lắp thêm dụng cụ lọc nước.
- Kiểm tra độ ẩm của gỗ.
- Tham khảo đối sách của lỗ kim.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng:
Màng phủ xuất hiện những lỗ như đầu kim, có khi là chi chít lỗ kim.
Nguyên nhân:
- Mặt gỗ kém chất lượng, có lông tơ khó lấp đầy.
- Lớp dưới (lót lần 1 ) chưa khô hẳn đã sơn lớp trên, lớp trên khô quá nhanh.
- Màng phủ chứa bụi bặm, bọt khí, độ keo dính quá cao.
- Chất sơn và vật bị phủ có độ chênh lệch quá lớn.
- Khi gia nhiệt khô, nhiệt độ quá cao, thời gian tĩnh không đủ, dung môi chưa bay hơi hết .
- Một lần phủ quá dầy, bề mặt đã khô lớp dưới vẫn tiếp tục bốc hơi mà lồi lên.
- Sử dụng chất pha loãng kém, hoặc không đúng.
- Chất sơn phản ứng, chất làm rắn quá nhiều hoặc sai tỷ lệ.
- Trong bình hơi có dầu hoặc nước
- Nhiệt độ hoặc độ ẩm tương đối trong môi trường phủ sơn quá cao.
Cách khắc phục:
- Gỗ phải được chà nhám đạt yêu cầu. - Khi phun nhiều lần cần kéo dài thời gian khô cho lớp dưới. - Cần làm sạch triệt để vật tác nghiệp trước khi phủ sơn. - Trường hợp gia nhiệt khô, kéo dài thời gian tĩnh.
- Không phủ quá dày, điều chỉnh độ keo dính thích hợp. - Sử dụng chất sơn và chất pha loãng thích hợp. - Pha trộn theo tỉ lệ chỉ định, và khuấy trộn đồng đều - Cải thiện môi trường, khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong điều kiện thích hợp hoặc thêm chất dung môi chậm khô vừa đủ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |
Hiện tượng :
Bề mặt vật phủ xảy ra lưu động, màng phủ không đều đặn, tình trạng nghiêm trọng như tình trạng trụ băng, vì trọng lượng bản thân chất sơn không đồng đều nên xảy ra một bộ phận lưu động, thông thường xảy ra tại các vật tác nghiệp đứng.
Nguyên nhân :
- Chất pha loãng quá nhiều, tạo thành chất sơn có độ keo thấp. - Một lần phun lượng phun phân bổ quá nhiều, dễ xảy ra nhất là ở chất sơn chậm khô. - Cự ly, tốc độ, trùng điệp phủ sơn không đúng, làm cho chất sơn phân bố không đều. - Tốc độ di chuyển súng phun không đúng hoặc chậm, hoặc khổ súng phun bị nghiêng, áp lực không khí quá thấp, lượng sơn quá cao và với lượng không khí điều chỉnh không tốt. - Súng phun bảo dưỡng không tốt, đường dẫn biến dạng hoặc đường dẫn tắt nghẽn cục bộ. - Sử dụng quá nhiều chất pha loãng, dầu chuối có điểm sôi cao vì thế khô rắn chậm. - Trường hợp khô rắn chậm vì độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh độ keo dính thích hợp, lúc phun mặt đứng tăng thêm độ keo dính. - Lượng phun phân bổ đầy đủ, tránh một lần phun quá dày, nhưng cần phun ướt và độ dày đồng đều. - Tập dợt thành thạo tay súng về phương pháp vận hành, góc phun, tốc độ phun. Bảo dưỡng súng phun tốt. - Sử dụng dung môi thích hợp cho sơn. - Nơi tác nghiệp ánh sáng phải đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét