Top Bar V4

Search Bar v2

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

5 Phương pháp kiểm tra chất lượng lớp xi mạ tay nắm

           Sản phẩm đồ gỗ khi xuất khẩu qua các khu vực khi hậu khác nhau… chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào thời tiết, thời gian vận chuyển… Tay nắm là một chi tiết sản phẩm đồ gỗ tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều về công năng và thẩm mỹ, cho nên kỹ thuật xi mạ cho tay nắm là một trong những kỹ thuật khó và được tiến hành qua nhiêu công đoạn: mài, đánh bóng, xi lần 1, lấn 2... Bằng kỹ thuật hiện đại người ta có thể mạ các hóa chất lên nhiều loại kim loại khác nhau như: sắt, đồng, nhôm, hợp kim, antimol …giúp làm tăng độ bền sản phẩm, khả năng chịu lực, chống mài mòn và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Tuy nhiên, làm sao để kiểm tra được chất lượng xi của tay năm ?  Bài viết này sẽ trình bày 5 phương pháp giúp để kiểm tra chất lượng lớp xi mạ cho tay nắm.

tay nắm xi niken mờ
tay nắm xi niken mờ
Phương pháp 1:  Kiểm tra bề mặt lớp mạ

Kiểm tra bề mặt lớp mạ là phương pháp đơn giản, dễ làm mà bạn có thể tự thực hiện được. Cụ thể, bạn dùng mắt để kiểm tra và có thể chia ra thành 3 loại sau: loại chất lượng, loại làm lại và loại phế thải. Nếu là lớp mạ không đạt chất lượng bao gồm cả những chi tiết đã tẩy đi và mạ lại hoặc loại bỏ mà không cần tẩy lớp mạ mà thay bằng công đoạn khác là đánh bóng. Để đảm bảo sản phẩm mạ chất lượng thì phải có bề mặt bóng đẹp, màu sắc phù hợp và không bị châm kim hay điểm rỗ.

+ Phương pháp 2:  Kiểm tra độ bám chắc của lớp mạ 

Lớp mạ tay nắm được bám chắc vào các chi tiết sản phẩm, không bị bong tróc hay phai màu trong quá trình sử dụng. Khả năng bám của lớp xi mạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thành phần dung dịch mạ, chế độ làm việc, hệ số nở nhiệt giữa kim loại và lớp mạ.

Để kiểm tra bạn có thể dựa vào cơ sở sự khác nhau của tính năng cơ khí vật lí của lớp mạ và kim loại nền. Có nghĩa là bạn có thể cho sản phẩm mạ chịu tác động trực tiếp của điều kiện ngoại lực, nhiệt độ và quan sát sự biến dạng, thay đổi của sản phẩm như thế nào.

+ Phương pháp 3:  Kiểm tra độ dày lớp mạ, c

Độ dày lớp mạ được kiểm tra bằng 2 cách cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng của vật liệu được mạ. Theo các chuyên gia thì hiện nay có 2 phương pháp để kiểm tra độ dày lớp mạ là: phương pháp hóa học và phương pháp vật lý. Cụ thể:


Phương pháp hóa học: là tiến hành đo dòng chảy, phương pháp hóa tan, nhỏ giọt hoặc bằng phương pháp điện lượng.

Phương pháp vật lý: là cách đo trọng lượng hoặc phương pháp đo trên máy.

+ Phương pháp 4:  Kiểm tra độ bền ăn mòn của lớp xi ma

Bạn có thể kiểm tra tính ăn mòn của lớp ma bằng cách để sản phẩm ngoài trời và thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn. Để thực hiện phương pháp tăng tốc ăn mòn sẽ thực hiện theo các cách sau: phun muối trung tính, phun nước muối có axit axrtic, phun nước muối có muối đồng và axit axetic,…Sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn để bạn có thể đánh giá được độ dày lớp mạ như thế nào.


+ Phương pháp 5:  Đo độ xốp lớp mạ

Trước khi đem kiểm tra lớp xốp mạ thì mẫu thử phải được tẩy sạch hết dầu mỡ, dùng nước cất rửa sạch và để khô. Tiếp theo, bạn dán giấy lọc có thấm dung dịch lên bề mặt chi tiết mạ, sau đó rửa sạch thành phần dung dịch và để khô trên tấm thủy tinh sạch.

Bạn có thể làm hiện lỗ xốp trên sản phẩm bằng cách nhỏ giọt trên giấy lọc k3Fe(CN) 64%, nếu có lỗ xốp trên nền chi tiết mạ bằng sắt sẽ xuất hiện màu xanh, nếu trên nền đồng và hợp kim đồng thì bạn sẽ thấy xuất hiện màu nâu đổ.

Về cách đo độ xốp lớp mạ: bạn đặt dưới ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng đèn sau đó quan sát các điểm có màu trên lớp mạ. Tiếp theo bạn đặt tấm thủy tinh hữu cơ có vách 1cm2 trên tấm giấy lọc có lỗ xốp và đếm số lỗ có màu trên tấm thủy tinh. Bạn tiếp thực thực hiện như vậy trên hết bề mặt sản phẩm và tính toán số lỗ xốp mạ.

 Với 5 phương pháp kiểm tra chất lượng lớp mạ trên bề mặt tay nắm. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp sản phẩm đồ gỗ có thêm kinh nghiệm để kiểm tra các sản phẩm tay nắm có chất lượng một cách tốt nhất.

     Các bài viết khác
      1. Tay nắm
      2. Tay nắm tủ
      3. Tay nắm tủ âm
      4. Tay nắm tủ áo
      5. Tay nắm ngăn kéo
      6. Tay nắm tủ bếp
      7. Tay nắm tủ giả cổ
      8. Tay nắm cửa gỗ
      9. Tay nắm cửa kính
      10. Tay nắm tempo
      11. Tay nắm vuông xi cổ
      12. Tay nắm gỗ
      13. Tay nắm gỗ cao su 35x30x24
      14. Tay nắm đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét